Đề thi Học kì 2 Địa lí 12 có đáp án – Đề 9
ĐỀ BÀI
Câu 1: Căn cứ Atlat trang 23, xác định điểm bắt đầu và kết thúc của quốc lộ 1A thuộc địa phân các tỉnh thành nào?
A. Hà Giang và Cà Mau.
B. Cao Bằng và Cà Mau.
Bạn đang xem: Đề thi Học kì 2 Địa lí 12 có đáp án – Đề 9 | Phần Lý Thuyết
C. Lạng Sơn và Cà Mau.
D. Lào Cai và Cà Mau.
Câu 2: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 18, xác định chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 23, xác định tuyến đường bộ nào có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây đất nước?
A. Đường Hồ Chí Minh.
B. Quốc lộ 1A.
C. Đường số 24.
D. Đường số 20.
Câu 4: Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng?
A. Sử dụng nguồn địa nhiệt.
B. Nhập điện từ nước ngoài.
C. Sử dụng điện nguyên tử.
D. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản
Đơn vị: %
Nhóm tuổi |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
Dưới 15 tuổi |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
Từ 15 – 64 tuổi |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
65 tuổi trở lên |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
Nhận định nào sau đây không đúng với sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản?
A. Tỉ lệ nhóm từ 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng.
B. Cơ cấu dân số Nhật Bản đang biến động theo hướng già hóa.
C. Tỉ lệ nhóm 65 tuổi trở lên tăng 14,2% trong giai đoạn 1950 – 2005.
D. Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm 5,2 lần trong giai đoạn 1950 – 2005.
Câu 6: Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải làm gì?
A. Đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng.
B. Trồng rừng ven biển.
C. Hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến
D. Khai thác thế mạnh của trung du, đồng bằng và biển.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta là?
A. Hải Phòng – Cửa Lò.
B. Hải Phòng – Đà Nẵng.
C. TP Hồ Chí Minh – Quy Nhơn
D. TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng.
Câu 8: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là:
A. ô nhiễm môi trường.
B. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
C. giảm GDP bình quân đầu người.
D. cạn kiệt tài nguyên.
Câu 9: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 24, xác định các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
B. Thái Lan, Hoa Kì, Hàn Quốc
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
D. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
Câu 10: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong tổng dân số?
A. 50,2%.
B. 51,2%.
C. 52,2%.
D. 53,2%.
Câu 11: Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do:
A. Sức ép quá lớn của dân số
B. Sản lượng lương thực thấp
C. Điều kiện sản xuất lương thực hạn chế
D. Năng suất trồng lương thực thấp
Câu 12: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm nào?:
A. 2005.
B. 2006.
C. 2007.
D. 2008.
Câu 13: Đô thị nào sau đây ra đời ở thế kỉ XVI – XVIII?
A. Âu Lạc.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Phố Hiến.
Câu 14: Năm 2006, vùng nào có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?
A. Đông Nam Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Trung du miền núi Bắc Bộ
Câu 15: Các loại rừng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á
A. Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm
B. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt
C. Rừng nhiệt đới và rừng lá kim
D. Rừng xích đạo và rừng cận xích đạo
Câu 16: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 20, xác định năm 2007 hai tỉnh dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản nước ta là?
A. An Giang và Cần Thơ.
B. An Giang và Đồng Tháp.
C. An Giang và Cà Mau.
D. An Giang và Kiêng Giang.
Câu 17: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do
A. Địa hình núi cao là chủ yếu
B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió
C. Không giáp biển
D. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn
Câu 18: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta
(Đơn vị: %)
Năm |
Thành thị |
Nông thôn |
1990 |
19.5 |
80.5 |
1995 |
20.8 |
79.2 |
2000 |
24.2 |
75.8 |
2003 |
25.8 |
74.2 |
2005 |
26.9 |
73.1 |
2010 |
30.5 |
69.5 |
Để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2010, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ miền.
Câu 19: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 28, xác định tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Quảng Nam
B. Khánh Hòa
C. Quảng Ngãi
D. Bình Thuận
Câu 20: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 26, xác định hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Hòa Bình, Sơn La
B. Tuyên Quang, Thác Bà
C. Hàm Thuận, Sông Hinh
D. Trị An, Yaly
Câu 21: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A. Dịch vụ
B. Nông, lâm,thủy sản
C. Công nghiệp – xây dựng
D. Thương mại
Câu 22: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 25, xác định di sản thế giới nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Nhã nhạc cung đình Huế
B. Di tích Mỹ Sơn
C. Cố đô Huế
D. Phong Nha – Kẻ Bàng
Câu 23: Năm 2006, dân số nước ta đứng thứ mấy ở khu vực Đông Nam Á?
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 24: Lĩnh vực nào sau đây thuộc dịch vụ kinh doanh?
A. Tài chính, bảo hiềm, thể dục thể thao
B. Bảo hiểm, ngân hàng, các hoạt động đoàn thể
C. Thông tin liên lạc, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ
D. Tài chính, bảo hiểm, thông tin liên lạc
Câu 25: Ở nước ta, loại hình vận tải nào phát triển nhất tại đồng bằng sông Cửu Long?
A. Vận tải đường hàng không
B. Vận tải đường bộ
C. Vận tải đường sông
D. Vận tải đường sắt
Câu 26: Ngành công nghiệp nào được xem là cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kỹ thuật?
A. Công nghiệp điện tử – tin học
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp điện lực
D. Công nghiệp thực phẩm
Câu 27: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 25, xác định các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là :
A. Huế – Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
B. TP Hồ CHí Minh, Huế – Đà Nẵng, Hà Nội
C. Hà Nội, Huế – Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế – Đà Nẵng
Câu 28: Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do
A. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó.
B. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự
C. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm.
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Câu 29: Vị trí địa lí của Tây Nguyên có sự khác biệt với các vùng khác như thế nào?
A. Không giáp biển
B. Giáp với Campuchia
C. Giáp với nhiều vùng
D. Giáp Lào
Câu 30: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 28, xác định loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là:
A. Than bùn
B. Bôxit
C. Vàng
D. Sắt
Câu 31: Nguyên nhân gây nên khó khăn lớn nhất trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của LB Nga là:
A. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt
B. Thiếu nguồn lao động để khai thác
C. Thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật khai thác
D. Vị trí phân bố của tài nguyên khoáng sản
Câu 32: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là:
A. Có đất ba dan tập trung thành vùng lớn
B. Có hai mùa mưa khô rõ rệt
C. Có nguồn nước ngầm phong phú
D. Có độ ẩm quanh năm cao.
Câu 33: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.
C. Nâng cao thể trạng người lao động.
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí.
Câu 34: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 22, xác định công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 35: Nền nông nghiệp hàng hóa có những đặc điểm nào sau đây?
A. Quảng canh, năng suất lao động thấp.
B. Quảng canh, năng suất lao động cao.
C. Thâm canh, năng xuất lao động cao.
D. Thâm canh, năng xuất lao động thấp.
Câu 36: Khí hậu phía Bắc Nhật Bản gây nên khó khăn lớn nhất là:
A. Bão và áp thấp nhiệt đới nhiều.
B. Mùa đông lạnh kéo dài và có nhiều tuyết.
C. Thường xuyên xảy ra động đất.
D. Hạn hán và lũ lụt vào mùa hạ.
Câu 37: Tại sao ven biển duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?
A. Bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá
B. Biển nông, nhiều sông suối đổ ra biển
C. Nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển
D. Bờ biển dài và nhiều vũng vịnh nước sâu
Câu 38: Nước ta có điều kiện nào thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt?
A. Vùng biển có nhiều thủy hải sản có giá trị
B. Có nhiều sông suối, kênh rạch, ô trũng ở vùng đồng bằng
C. Có nhiều ngư trường lớn
D. Có những bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn
Câu 39: Đặc điểm quá trình đô thị hóa của Việt Nam là:
A. Đô thị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội
B. Đô thị là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn
C. Đô thị là nơi nãy sinh các vấn đề: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội
D. Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng.
Câu 40: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 21, xác định theo cách phân loại công nghiệp hiện hành, nước ta có bao nhiêu nhóm và ngành công nghiệp?
A. 3 nhóm với 26 ngành.
B. 3 nhóm với 27 ngành.
C. 3 nhóm với 28 ngành.
D. 3 nhóm với 29 ngành
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (Mỗi câu 0.25 điểm)
1. A |
2. A |
3. A |
4. D |
5. D |
6. D |
7. D |
8. C |
9. C |
10. B |
11. A |
12. C |
13. D |
14. D |
15. A |
16. B |
17. B |
18. D |
19. A |
20. A |
21. B |
22. B |
23. A |
24. D |
25. C |
26. C |
27. C |
28. D |
29. A |
30. B |
31. D |
32. A |
33. B |
34. C |
35. C |
36. B |
37. C |
38. B |
39. D |
40. D |
Đăng bởi: THPT Văn Hiến