
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất
– Khái niệm thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau cùng sinh sống trên cùng một vùng rộng lớn gọi là thảm thực vật.
– Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm…) ⟶⟶ nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao ⟶⟶ các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
– Đất chịu tác động của khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.
Bạn đang xem: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19. Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất
I. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT THEO VĨ ĐỘ
1. Đới lạnh
– Khí hậu: Cận cực lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y) ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đài nguyên.
2. Đới ôn hòa
– Khí hậu: Ôn đới lục địa (lạnh) ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim ⟶⟶ Nhóm đất chính: Pôtdôn.
– Khí hậu: Ôn đới hải dương ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ⟶⟶ Nhóm đất chính: Nâu và xám.
– Khí hậu: Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đen.
– Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
– Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ nâu.
– Khí hậu: Cận nhiệt lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc ⟶⟶ Nhóm đất chính: Xám.
3. Đới nóng
– Khí hậu: Nhiệt đới lục địa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Xavan ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ, nâu đỏ.
– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng nhiệt đới ẩm ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
– Khí hậu: Xích đạo ⟶⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng xích đạo ⟶⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
II. SỰ PHÂN BỐ ĐẤT VÀ SINH VẬT THEO ĐỘ CAO
– Nguyên nhân: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
Ví dụ: Sườn Tây dãy Cap-ca
Xem toàn bộ Giải Địa 10: Bài 19. Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
Đăng bởi: THPT Văn Hiến