Phương trình hóa học
2NaOH |
+ Bạn đang xem: Phương trình hóa học CrO3 + NaOH |
CrO3 |
→ |
H2O |
+ |
Na2CrO4 |
natri hidroxit |
Crom trioxit |
nước |
Natri cromat |
|||
Sodium hydroxide |
Crôm (VI) ôxit |
|||||
(dung dịch pha loãng) |
(rắn) |
(lỏng) |
(dung dịch) |
|||
(không màu) |
(màu vàng) |
Điều kiện phản ứng
Không có
Cách thực hiện phản ứng
cho CrO3 tác dụng với NaOH dư.
Hiện tượng nhận biết
– Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu vàng.
Cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu về CrO3 nhé
I. Crom (VI) oxit
Chromi(VI) Oxide, hay Chromi triOxide là một hợp chất vô cơ với công thức CrO3. Nó là Oxide axit của axit Chromiic, và đôi khi được bán trên thị trường dưới cùng một tên
II. Tính chất vật lí Crom (VI) oxit
1. Tính chất vật lí:
– Crom(VI) oxit tồn tại ở trạng thái rắn, dạng các miếng mỏng hoặc viên mỏng có sắc đỏ tím khi đạt trạng thái khô
– CrO3 là hóa chất không mùi, có tính háo nước, màu đỏ sẫm, dễ chảy rữa và là chất oxi hoá mạnh
– Khối lượng riêng là 3,25 g/cm3
– Nhiệt độ nóng chảy đạt 197 °C (470 K, 387 °F)
– Điểm sôi là 250 °C (523 K, 482 °F)
– Độ hòa tan 164,8 g/100 mL (0 ℃)
2. Tính chất hóa học CrO3
Mang tính chất hóa học của oxit axit.
Có tính oxi hóa mạnh.
a. Tính chất của oxit axit
Tác dụng với nước tạo ra axit
CrO3 + H2O → H2CrO4 (axit cromic)
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 (axit đicromic)
Tác dụng với dung dịch bazo
2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O
Nhận biết: Tan được trong dung dịch NaOH, cho dung dịch màu vàng.
Ancol bậc 1
4CrO3 + 3RCH2OH + 12H+ → 3RCOOH + 4Cr3+ + 9H2O
Ancol bậc 2
2CrO3 + 3R2CHOH + 6H+ → 3R2C=O + 2Cr3+ + 6H2O
b. Tính oxi hoá mạnh
CrO3 có tính oxi hoá mạnh, một số chất hữu cơ và vô cơ (S, P, C, C2H5OH) bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
2NH3 + 2CrO3 → 3H2O + N2 + Cr2O3
3S + 4CrO3 → 3SO2 + 2Cr2O3
Là chất kém bền
4CrO3 → 2Cr2O3 + 3O2
III. Nhận biết:
– Thuốc thử: dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH)
– Hiện tượng: Tan dần tạo dung dịch có màu vàng.
– Phương trình ion rút gọn: CrO3 + 2OH– → CrO42‑ + H2O
– PTHH minh họa: 2NaOH + CrO3 → Na2CrO4 + H2O
IV. Điều chế Crom (VI) oxit
Cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa Kali đicromat hoặc Kali cromat.
K2Cr2O7 + 2H2SO4 → 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O
Trong công nghiệp : Chromi(VI) Oxide được tạo ra bằng cách cho natri Chromiat hay natri điChromiat với axit sunfuric:
H2SO4 + Na2Cr2O7 → 2CrO3 + Na2SO4 + H2O
Khoảng 100.000 tấn Chromi(VI) Oxide được sản xuất hàng năm bằng cách này hoặc theo con tương tự.
V. Ứng dụng của Crom (VI) oxit
– Crom (VI) oxit được sử dụng trong mạ crom. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ.
– Crom (VI) oxit phản ứng với cadimi, kẽm và kim loại khác để thụ động hóa crom giúp chống lại sự ăn mòn.
– Crom (VI) oxit cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp.
– Crom (VI) oxit là giải pháp cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anot lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ.
VI. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản Chromium trioxide
– Tuy có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống sản xuất nhưng Crom(VI) oxit cũng là hóa chất có tính oxi hóa và ăn mòn mạnh, chúng sẽ gây bỏng và ăn mòn da nếu tiếp xúc trực tiếp, dễ gây cháy nổ vì tính oxy hóa mạnh. Đồng thời chúng cũng là chất khá độc và có nguy cơ gây ung thư, vì vậy cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ an toàn hóa chất khi tiếp xúc.
– Là chất gây nguy hại cho môi trường nên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sử dụng hóa chất, dùng với lượng nhỏ và nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên.
– Là chất oxy hóa và ăn mòn mạnh nên cần phải bảo quản trong thùng kín nắp, có tráng lớp nhựa epoxi. Tránh để cùng các chất dễ gây cháy nổ như dung môi, vải, giấy…
Đăng bởi: THPT Văn Hiến
Chuyên mục: Lớp 12, Hóa Học 12