Câu hỏi: Sơ đồ tư duy fructozo
Lời giải:
Cùng THPT Ninh Châu ôn lại kiến thức về Fructozo và đồng phân của nó – Glucozo nhé!
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy fructozo
I. FRUCTOZO
Công thức phân tử C6H12O6.
– Công thức cấu tạo CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CO – CH2OH.
Dạng mạch hở
Fructozơ là đồng phân của glucozơ, ở dạng mạch hở là polihiđroxixeton, có công thức thu gọn là:
CH2OH[CHOH]4CHO
Dạng mạch vòng
– Trong dung dịch fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng β (5 cạnh hoặc 6 cạnh).
– Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng β vòng 5 cạnh.
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
– Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.
– Vị ngọt hơn đường mía.
– Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).
2. Tính chất hóa học
Vì phân tử fructozơ chứa 5 nhóm OH trong đó có 4 nhóm liền kề và 1 nhóm chức C = O nên có các tính chất hóa học của ancol đa chức và xeton.
– Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.
– Tác dụng với anhiđrit axit tạo este 5 chức.
– Tính chất của xeton
+Tác dụng với H2 tạo sobitol.
+ Cộng HCN
– Trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ nên fructozơ có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Nhưng fructozơ không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom.
II. GLUCOZO
– Có 1 nhóm fomyl ( – CH = O) vì có phản ứng tráng bạc và phản ứng oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic.
– Có nhiều nhóm hidroxyl (- OH) ở vị trí kề nhau vì có phản ứng tạo ra dung dịch xanh thẫm với Cu(OH)2.
– Có 5 nhóm hidroxyl ( – OH) vì khi phản ứng với CH3COOH tạo ra este có 5 gốc CH3COO.
– Mạch thẳng vì khi khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan.
Tính chất hóa học.
* Nhận xét :
– Glucozơ là hợp chấp hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa nhóm chức ancol(ancol) và chức andehit.
– Glucozơ mang 2 tính chất : Tính chất của ancol đa chức và tính chất andehit
– Tính chất ancol đa chức ( phản ứng trên nhóm –OH)
+ Tác dụng với Cu(OH)2 / nhiệt độ thường tạo ra dung dịch xanh thẫm (xanh lam).
+ Phản este hóa với axit axetic (CH3COOH) hoặc anhidric axetic (CH3CO)2O
CH2OH[CHOH]4 – CH = O + 5 CH3COOH CH2OOCCH3[CHOOCCH3]4 – CH = O + 5H2O
CH2OH[CHOH]4 – CH = O + 5(CH3CO)2O CH2OOCCH3[CHOOCCH3]4 – CH = O + 5CH3COOH
– Tính chất andehit. (phản ứng trên nhóm –CH = O)
+ Phản ứng tráng bạc với AgNO3 trong dd amoniac.(phản ứng oxi hóa)
+ Tác dụng với Cu(OH)2 / ở nhiệt độ cao tạo ra kết tủa đỏ gạch.(phản ứng oxi hóa)
+ Tác dụng với H2/ xt Ni,to . (phản ứng khử)
III. SO SÁNH GIỮA GLUCOZƠ VÀ FRUCTOZƠ
– Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại. Nên trong môi trường kiềm glucozơ và fructozơ có tính chất giống nhau.
– Để phân biệt glucozơ và fructozơ dùng dung dịch brom trong môi trường trung tính hoặc môi trường axit.
IV. TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP (Có đáp án)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 2: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,05mol và 0,15mol
B. 0,05mol và 0,35mol
C. 0,1mol và 0,15mol
D. 0,2mol và 0,2mol
Hướng dẫn:
nglu + nfruc = nH2 = 0.2 mol;
Fructozơ không phản ứng với dd Br2 ⇒ nglu = nBr2 = 0,05 mol;
⇒ nfruc = 0,15 mol
Câu 3: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Câu 4: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng ban đầu. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 30,0. C. 15,0. D. 20,0.
Hướng dẫn:
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một loại gluxit X thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. X là chất nào trong số các chất sau ?
A. glucozơ. B. saccarozơ C. tinh bột D. xenlulozơ
Đăng bởi: THPT Văn Hiến
Chuyên mục: Lớp 12, Hóa Học 12