Câu hỏi: Thực hành tìm hiểu về sự thay đổi GDP Liên bang Nga
Trả lời:
1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi GDP của LB Nga
Bạn đang xem: Thực hành tìm hiểu về sự thay đổi GDP Liên bang Nga
Nhận xét:
Nhìn chung giai đoạn 1990 – 2004, GDP của LB Nga có sự biến động:
– Giai đoạn 1990 – 2000: GDP giảm nhanh và liên tục từ 967,3 tỉ USD xuống còn 259,7 tỉ USD (giảm 3,72 lần).
– Giai đoạn 2000 – 2004: GDP tăng lên khá nhanh, từ 259,7 tỉ USD lên 582,4 tỉ USD (tăng 1,34 lần).
⟹ Những năm thập niên 90, LB Nga đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội trầm trọng. Từ năm 2000, chiến lược kinh tế mới được thực hiện, đã từng bước đưa LB Nga thoát khỏi khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu.
2. Sự phân bố nông nghiệp ở LB Nga
Các em cùng tìm hiểu thêm về Liên Bang Nga nhé!
1. Vị trí địa lí Liên bang Nga
– Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
– Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
– Phía Tây và phía Nam tiếp giáp với 14 quốc gia: Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, E-xto-ni-a, Lat-vi-a, Lit-va, Bê-lô-rut-xi-a, Ucrai-na, A-dec-bai-gian, Ca-dắc-xtan, Gru-di-a.
2. Phân bố dân cư LB Nga
* Phân bố dân cư LB Nga:
Dân cư LB Nga phân bố không đều:
– Tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng rộng lớn phía Tây: mật độ dân số từ 10 đến trên 25 người/km2.
– Tiếp đến là khu vực phía Nam với mật độ dân số từ 1 -10 người/km2.
– Khu vực phía Bắc và vùng núi cao nguyên phía Đông dân cư phân bố thưa thớt, hầu như không có người sinh sống: mật độ dân số dưới 1 người/km2.
– Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh (trên 70% dân số năm 2005).
* Thuận lợi và khó khăn:
– Thuận lợi:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía tây nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoáng sản giàu có…giúp khai thác tốt và có hiệu quả các thế mạnh này của đất nước, hoạt động kinh tế.
– Khó khăn:
+ Vùng phía Đông tập trung tài nguyên khoáng sản khá phong phú và giàu có, nhưng dân cư thưa thớt ⟶ hạn chế trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên nơi đây.
+ Chênh lệch lớn trong sự phát triển kinh tế của cả nước.
3. Điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga
Yếu tố tự nhiên |
Đặc điểm |
Đánh giá ảnh hưởng |
Địa hình |
– Phía Tây: Đồng bằng Đông Âu, Đồng bằng Tây Xibia và vùng trũng -Phía Động: Phần lớn là núi cao và cao nguyên |
– Thuận lợi: Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và phát triển kinh tế xã hội phía Tây. – Khó khăn: Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn ở phía Đông. |
Khoáng sản | Giàu có và đa dạng bậc nhất thế giới: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, vàng, kim cương… |
– Thuận lợi: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng, luyện kim,… – Khó khăn: phân bố chủ yếu ở vùng núi nên khó khai thác |
Khí hậu |
Phân hóa đa dạng + Chủ yếu là ôn đới (80%) + Ngoài ra còn có khí hậu cận cực và cận huyết |
– Thuận lợi: phát triển nền nông nghiệp ôn đới – Khó khăn: Khí hậu băng giá chiếm diện tích lớn |
Sông hồ |
+ Nhiều sông lớn: Vôn- ga, Ô-bi, Ê-nit-xây… + Hồ Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới |
– Phát triển giao thông vận tải, thủy điện và du lịch – Đóng băng về mùa động, lũ lụt đầu mà hạ |
Rừng | Diện tích rừng đứng đầu thế giới, chủ yếu là rừng Tai-ga |
– Thuận lợi: Phát triển ngành lâm nghiệp, tạo ra nhiều cảnh du lịch – Khó khăn: Quản lí, bảo vệ rừng |
BẢNG 8.1. MỘT SỐ KHOÁNG SẢN CHÍNH CỦA LB NGA – NĂM 2004
Khoáng sản |
Trữ lượng |
Xếp hạng thế giới |
Than đá (tỉ tấn) |
202 |
3 |
Dầu mỏ (tỉ tấn) |
9,5 |
7 |
Khí tự nhiên (tỉ m3) |
56000 |
1 |
Quặng sắt (tỉ tấn) |
70 |
1 |
Quặng Kali (tỉ tấn) |
3,6 |
1 |
Đăng bởi: THPT Văn Hiến